In bài viết Gửi bài viếtĐiện toán đám mây - nền tảng tương lai cho ngành Giáo dục Hà Nội xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - hạnh phúc Khánh thành Trung tâm điều hành thông minh ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội(HNMO) - Chiều 22-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức hội nghị đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu của các sở giáo dục và đào tạo.
Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
Xây dựng văn hóa học đường phải là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục là tinh thần được quán triệt tại hội nghị.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu.
Nền tảng nâng chất lượng
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho biết, ngành Giáo dục đang tích cực triển khai Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 1-6-2022 của Thủ tướng Chính phủ “về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường” cùng nhiều công việc có liên quan. Ngành Giáo dục luôn xác định, việc xây dựng văn hóa học đường là môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách, giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Ghi nhận, đánh giá cao việc tổ chức sự kiện ý nghĩa, đúng thời điểm, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng và thường xuyên dành sự quan tâm đối với công tác xây dựng, phát triển văn hóa, con người. Văn hóa học đường là nền tảng để thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh, nhưng sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa chặt chẽ; cơ sở vật chất của nhiều cơ sở giáo dục chưa xanh, sạch, đẹp; còn có những biểu hiện lệch chuẩn trong ứng xử...
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị và toàn ngành Giáo dục tiếp tục quán triệt, nhận thức sâu sắc về vai trò của xây dựng văn hóa học đường, kiên trì triển khai, đặc biệt là phát huy vai trò của đội ngũ nhà giáo trong việc xây dựng văn hóa học đường; tập trung xây dựng một số mô hình điểm và nhân rộng mô hình tốt...
Ngành Giáo dục và các địa phương cần gắn việc xây dựng văn hóa học đường với việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung và đổi mới chương trình giáo dục nói riêng... Các đơn vị, địa phương cần tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư nhằm hoàn thiện các thiết chế văn hóa như thư viện, nhà văn hóa, sân vận động.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phát huy tốt vai trò chủ trì tham mưu, phối hợp, huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị trong xây dựng văn hóa học đường; các bộ, ngành, địa phương cần nghiêm túc, tích cực chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ được phân công ngay từ đầu năm học 2022-2023.
Quang cảnh hội nghị.
Việc không của riêng ngành Giáo dục
Thống nhất nhận định, xây dựng văn hóa học đường không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Giáo dục, mà cần sự chung sức của toàn hệ thống chính trị, tại hội nghị, ý kiến tham luận của đại diện một số đơn vị, địa phương đều thể hiện quyết tâm chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp để góp phần xây dựng thế hệ trẻ phát triển toàn diện.
Là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với hơn 2.800 trường học, hơn 2,2 triệu học sinh, thành phố Hà Nội luôn xác định xây dựng văn hóa học đường là nhiệm vụ quan trọng, nền tảng nâng chất lượng giáo dục.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Lưu Hoa cho biết, ngoài những giải pháp chung, Hà Nội sẽ đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng “Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch”; giảng dạy tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh... Một trong những giải pháp mới của ngành Giáo dục Hà Nội trong năm học 2022-2023 là triển khai phong trào quận giúp huyện, trường giúp trường nhằm nâng cao điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, giảm dần sự chênh lệch giữa các địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa học đường...
Chia sẻ một số giải pháp phối hợp triển khai việc xây dựng văn hóa học đường, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông khẳng định, đơn vị sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo để hướng dẫn các nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất; sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao ở địa phương, cộng đồng dân cư...
Khẳng định vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng văn hóa học đường, đại diện Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị tiếp tục phối hợp với ngành Giáo dục triển khai nhiều cuộc thi nhằm giáo dục học sinh, sinh viên về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống; tuyên dương danh hiệu “Học sinh 3 tốt”, “Sinh viên 5 tốt”; tổ chức diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”...
Trân trọng cảm ơn, tiếp thu các ý kiến tại hội nghị, theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, việc xây dựng và phát triển văn hóa học đường phải được coi là một trong những nhiệm vụ lớn, trọng tâm và quan trọng của toàn ngành, tại mỗi địa phương và ở từng cơ sở giáo dục. Ngành Giáo dục đang triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, coi đây là giải pháp toàn diện để củng cố, gia tăng tố chất văn hóa và phát triển con người, trong đó, văn hóa học đường là môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục người học trở thành những con người phát triển toàn diện. Bộ yêu cầu các địa phương thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018; triển khai hiệu quả quy tắc ứng xử trong trường học và phát huy vai trò nêu gương của mỗi nhà giáo...
Nguồn www.hanoimoi.com.vn