Những mẹo sơ cứu dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong rất nhiều tình huống nguy cấp.
1. Khi bị thương
Bất cứ khi nào bị thương, hãy luôn để vết thương cao hơn vị trí của tim. Việc này làm dịu vết sưng và giúp máu lưu thông. Nếu vết thương ở hông hoặc mông, hãy nằm xuống và nâng vết thương lên bằng gối. Nếu bạn không thể nâng cao vết thương hãy cố gắng giữ nó càng gần tim càng tốt.
2. Bỏng độ 1
Bỏng độ 1, còn được gọi là bỏng bề mặt, chỉ tác động đến lớp trên cùng của da. Để điều trị, bạn rửa sạch vết thương bằng nước ấm, làm sạch vết bỏng, chườm túi nước đá hoặc nén lạnh.
Sử dụng bơ hoặc dầu mỡ là một phương thuốc dân gian không chính xác vì nó làm chậm quá trình giải phóng nhiệt. Bạn có thể trộn nước với baking soda thành hỗn hợp sền sệt rời thoa vào vết bỏng cũng giúp làm dịu da.
3. Đau tim
Khi bị đau tim, bạn nhai một viên aspirin vì nó sẽ ức chế tiểu cầu trong máu gây ra đông máu. Khi dùng aspirin, điều quan trọng là phải uống một lượng nhỏ và nhai thuốc thay vì nuốt hoặc uống với nước, vì điều này sẽ giúp thuốc hoạt động nhanh hơn. Sau đó cố gắng liên hệ với các dịch vụ khẩn cấp càng sớm càng tốt.
4. Ong chích
Nếu bị ong chích, bạn cần phải loại bỏ ngòi chích khỏi da càng sớm càng tốt. Sau đó bạn cần nhanh chóng rời khỏi nơi bị ong chích vì đàn ong sẽ sớm kéo đến. Việc tiếp theo là rửa vết thương và chườm lạnh. Sau đó hãy liên hệ với dịch vụ y tế khẩn cấp hoặc nhờ người giúp đỡ.
5. Gãy xương
Khi bị gãy xương, đừng cố gắng làm thẳng chỗ bị gãy. Hãy giữ cho chỗ bị gãy ổn định và bất động bằng cách dùng nẹp và đệm.
6. Chấn thương mắt
Khi bị tổn thương mắt việc cần làm đầu tiên là che mắt và sau đó tìm kiếm sự giúp đỡ. Đừng cố gắng tự làm sạch vết thương ở mắt vì có thể bạn sẽ làm mắt bị thương nặng hơn.
Tuy nhiên khi mắt bị hóa chất xâm nhập thì hãy đi rửa mắt ngay lập tức.
7. Dằm đâm
Dằm (mảnh vụn) chứa đầy vi trùng và có thể dễ dàng lây nhiễm vào da vì vậy nếu bị chúng đâm vào da việc trước tiên bạn nên làm sạch khu vực đó bằng chất khử trùng và sau đó lấy dằm ra bằng kim, nhíp đã khử trùng bằng nước sôi hoặc cồn. Sau khi lấy được dằm ra, hãy rửa chỗ bị đâm bằng xà phòng.
8. Rắn cắn
Khi bạn bị rắn cắn, điều quan trọng nhất là thư giãn. Bạn cần phải giữ nhịp tim ổn định để làm chậm sự lây lan của chất độc. Hãy nhớ việc uống thuốc giảm đau có thể làm loãng máu và làm cho nọc độc hoạt động nhanh hơn.
Hãy liên hệ với dịch vụ y tế ngay lập tức để có phương pháp cứu chữa. Nên nhớ, bạn chỉ nên đi bộ, không chạy để giữ nhịp tim ổn định. Nếu bạn có thể, hãy bôi dầu dừa lên vết thương vì nó có thể giúp chống lại vi khuẩn và ký sinh trùng và băng bó vùng này.
9. Sứa cắn
Khi bị sứa cắn bạn có thể thử rửa vết thương bằng nước muối, nước ấm, giấm hoặc đắp vết thương bằng dung dịch baking soda và nước. Than hoạt tính cũng có thể giúp rút nọc độc của sứa.
10. Vết thương để lại sẹo
Muốn vết thương không để lại sẹo bạn có thể dùng baking soda để khử trùng, loại bỏ vảy đóng. Điều quan trọng là phải để vết thương tiếp xúc với không khí mở, không băng bó vết thương kín quá lâu.
Nguồn ngoisao.vn