Dị ứng nước mưa: Cực khó chịu nhưng vẫn có cách xử lý nhanh gọn!

  • 20/12/2023 08:43:18

Đi mưa về da ngứa rát khó chịu hoặc thậm chí nổi mẩn đỏ có phải dị ứng nước mưa không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

I. Vì sao dị ứng với nước mưa?

Dị ứng nước mưa là bệnh lý da liễu thường gặp, đặc biệt có nguy cơ cao ở người bị dị ứng thời tiết.

Được biết, có 2 nguyên nhân chính gây dị ứng nước mưa, đó là:

- Thứ nhất, dị ứng các thành phần chứa trong nước mưa. Khói bụi từ các phương tiện giao thông, khí thải công nghiệp kết hợp với axit từ nước mưa sẽ thẩm thấu và gây kích ứng vào da. Điều này khiến hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị ứng nước mưa.

- Thứ hai, phản ứng của nước mưa trên da cũng là nguyên nhân gây nên dị ứng. Nước mưa tương tác với một số chất trên bề mặt da hoặc trong da tạo thành một chất độc gây châm chích, khiến da nổi mẩn đỏ hoặc nổi mề đay.

Dị ứng nước mưa gây ngứa, rát, nổi mẩn đỏ trên da.

>> Xem thêm: 4 bệnh về da thường gặp trong mùa mưa và cách phòng ngừa!

II. Mách nhỏ bạn cách xử lý dị ứng nước mưa

Để giảm các triệu chứng khó chịu do dị ứng nước mưa gây ra, bạn nên chuẩn bị sẵn áo mưa đủ kín và hạn chế da tiếp xúc với nước mưa càng nhiều càng tốt. Khi về nhà, bạn cần lau khô người và tắm lại bằng nước ấm để chất bẩn trong nước mưa trôi đi.

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng một số biện pháp sau đơn lẻ hoặc kết hợp để kiểm soát hoặc điều trị dị ứng nước mưa.

1. Sử dụng thuốc kháng histamin

Các loại thuốc kháng histamin được sử dụng như liệu pháp đầu tay để điều trị tất cả các dạng mề đay.

Ngoài ra, bạn có thể thoa hỗn dịch bôi da calamine để làm dịu cơn ngứa. Calamine và kẽm oxit là loại kem chống ngứa. Nhờ đặc tính bảo vệ da, làm se da và hỗ trợ giảm vi khuẩn phát triển, ngăn ngừa nhiễm trùng trầm trọng hơn.

2. Kem hoặc thuốc bôi ngoài da

Các sản phẩm bôi ngoài da đóng vai trò là lớp bảo vệ da trước sự xâm nhập của nước mưa. Điều này giúp ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ nguy cơ dị ứng.

Bạn có thể tham khảo sử dụng kem thoa da Yoosun Rau má để xử lý tình trạng dị ứng nước mưa. Bởi trong Yoosun Rau má có:

- Dịch chiết rau má: Có tác dụng làm dịu da và làm mát da.

- D-Panthenol: Giảm kích ứng, viêm, ngứa da.

- Chlorhexidine Digluconat: Giúp bảo vệ da khỏi tác động của vi khuẩn.

Cách sử dụng Yoosun Rau má để giảm các triệu chứng ngoài da khi bị dị ứng nước mưa khá đơn giản. Bạn chỉ cần tắm sạch sau khi đi mưa rồi thấm khô da bằng khăn sạch. Tiếp đến, thoa một lớp mỏng Yoosun Rau má lên vùng da cần tác động, không cần rửa lại với nước.

Kem bôi da Yoosun Rau má giúp giảm ngứa, dịu nhẹ cho da bị dị ứng nước mưa.

3. Liệu pháp quang học

Việc dùng bức xạ tia cực tím A (PUVA) và bức xạ tia cực tím B có thể điều trị triệu chứng cho một số bệnh nhân bị dị ứng nước.

4. Omalizumab

Đây là một loại thuốc tiêm thường được sử dụng cho những người bị hen suyễn nặng. Thuốc này đã được thử nghiệm thành công khi điều trị cho một số bệnh nhân bị dị ứng nước.

III. Ngăn ngừa dị ứng nước mưa

Một số người có thể gặp khó khăn trong việc điều trị bệnh dị ứng nước mưa. Do đó, cách tốt nhất là hãy hạn chế tối đa nguy cơ tiếp xúc với nước mưa.

Để giảm nguy cơ dị ứng nước mưa, bạn nên che kín mặt bằng mũ bảo hiểm có kính hoặc áo mưa che cả khuôn mặt. Như vậy, bạn không phải lo nước mưa táp vào mặt gây đau và ngứa rát.

Nếu bạn không có các đồ "bảo hộ" trên, bạn nên mặc áo mưa, kéo mũ ra phía trước một chút để giảm lượng nước bắn vào mặt nhé

Đặc biệt với những ai mà mang giày kín và tất chân thì cần cởi ra và vệ sinh ngay và ngâm chân bằng nước ấm để tránh nấm mốc, ký sinh trùng xâm nhập vào da.

Bên cạnh đó, để làm ấm cơ thể sau mưa, tăng sức đề kháng, hạn chế vi khuẩn gây mẩn ngứa bạn có thể uống 1 ly nước ấm sau khi tắm hoặc uống 1 ly trà gừng thêm chút mật ong.

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong cách phòng và xử lý dị ứng nước mưa. Nếu bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Rau má qua:

Hotline miễn cước 1800 1125

Fanpgae: https://www.facebook.com/yoosun.vn

Bích Nhung

Tin Cùng Mục

Tin Mới Nhất

Dị ứng nước mưa: Cực khó chịu nhưng vẫn có cách xử lý nhanh gọn! - Sức Khỏe

  • Tin Mới Nhất
  • Đọc Nhiều