Chờ hành động then chốt gì ở doanh nghiệp trước thế khó thuế quan?

  • 09/04/2025 15:19:38

Với các doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ mức thuế đối ứng cao của Mỹ một cách trực diện đầy thách thức, mọi quyết định lúc này đều mang tính chất then chốt. Theo đó, rất cần hành động kịp thời và phát triển tư duy quốc tế mạnh mẽ, tầm nhìn mang tính chiến lược, tiếp cận đa chiều.

Với các doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ mức thuế đối ứng cao của Mỹ một cách trực diện đầy thách thức, mọi quyết định lúc này đều mang tính chất then chốt. Theo đó, rất cần hành động kịp thời và phát triển tư duy quốc tế mạnh mẽ, tầm nhìn mang tính chiến lược, tiếp cận đa chiều.

Xoay chuyển đúng hướng sẽ đưa hàng Việt ‘vượt bão’ Lối thoát nào cho hàng Việt xuất khẩu trước mức thuế quan mới của Mỹ?Hệ lụy sâu xa từ mức thuế quan mới của Hoa Kỳ đang cần quan điểm thực tiễn và hành động kịp thời từ các doanh nghiệp (DN). Chính vì vậy, dự kiến vào ngày 11/4, Hiệp hội DN châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam cùng 9 Hiệp hội DN các nước EU, sẽ có một buổi trao đổi cấp thiết ở Hà Nội để phân tích những tác động tức thời.Trực diện đầy thách thức

Theo EuroCham, mọi quyết định lúc này đều mang tính chất then chốt. Việt Nam đang ở thời khắc mang tính bước ngoặt. Với việc Hoa Kỳ chính thức áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu, áp lực ngày càng lớn đặt lên vai Việt Nam trong việc củng cố và mở rộng các mối quan hệ thương mại tin cậy. Và chính lúc này, hành động có chiến lược là điều cần thiết nhất.

Chờ hành động then chốt gì ở doanh nghiệp trước thế khó thuế quan?

Giới chuyên gia nhận định mức thuế 46% nếu được áp lên hàng hóa Việt Nam sẽ đặt ra thách thức đặc biệt nghiêm trọng, khiến tình trạng “bị kẹt ở giữa” của Việt Nam càng hiện rõ.

Ở một diễn biến khác, để ứng phó việc Mỹ áp mức thuế mới với trực diện đầy thách thức, vào ngày 8/4, Sở Công Thương Tp.HCM đã tổ chức buổi gặp gỡ, trao đổi với đại diện các hiệp hội DN, hiệp hội ngành hàng, DN xuất nhập khẩu trên địa bàn Tp.HCM, đặc biệt là các DN đang sản xuất, kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu (XK) sang thị trường Mỹ.

Sở Công Thương Tp.HCM cho rằng việc Mỹ áp mức thuế mới lên tới 46% cho Việt Nam sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cộng đồng Tp.HCM, nhất là các DN có hoạt động XK sang Mỹ. 

Còn theo dự báo mới nhất từ Bộ phận phân tích thuộc Công ty chứng khoán VCBS sau cú sốc thuế đối ứng 46%, trong bối cảnh các yếu tố bất định và chưa có kết quả cuối cùng về các quyết định áp thuế quan, tỷ giá sẽ biến động nhiều hơn trong ngắn hạn.

“Các lo ngại về rủi ro thuế quan có thể khiến dòng vốn đầu tư đăng ký và giải ngân chậm lại. Ngoài ra, các hoạt động xuất khẩu (đặc biệt xuất khẩu tới thị trường Mỹ) có thể chậm lại và thậm chí chịu thiệt hại”, phía VCBS nhận định.

Phía VCBS cho biết sẽ tiếp tục theo dõi các động thái thương thảo có thể ảnh hưởng quyết định cuối cùng trong thời gian tới. Còn trong thời ngắn hạn, đặc biệt trong khoảng thời gian đợi các thông tin về quyết định thuế quan cuối cùng, nên đặc biệt lưu ý đến áp lực tăng lên tỷ giá có thể xuất hiện.

Trong khi đó, theo đánh giá mới đưa ra về chuyên đề thuế quan từ Bộ phận phân tích thuộc Công ty chứng khoán MBS, đó là “tác động đến các ngành nghề sản xuất sẽ khác nhau phụ thuộc vào tỷ trọng XK sang Mỹ trong tổng giá trị XK cũng như các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong cùng phân khúc”.

Phía MBS cho rằng các nhóm ngành dệt may, thủy sản, đồ gỗ, bất động sản khu công nghiệp, logistics là những nhóm ngành chịu tác động tiêu cực nhất. Các nhóm ngành cao su, giấy, dây cáp điện, chịu tác động trung bình, bởi vì tỷ trọng XK sang Mỹ thấp.

Với nhóm chịu tác động tiêu cực cao như máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, như nhận định của MBS, các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này chủ yếu là các doanh nghiệp FDI từ Mỹ như Intel, HP, Dell, Amkor. Đứng trước nguy cơ bị áp thuế đối ứng cao, các DN này có thể chủ động dịch chuyển một phần sản xuất trong khâu hoàn thiện đóng gói sản phẩm sang các quốc gia bị đánh thuế đối ứng thấp hơn như Ấn Độ, Indonesia...Tác động tiêu cực sẽ đến với các DN bất động sản khu công nghiệp và vận tải logistics.

Hoặc như dệt may, theo MBS, sản phẩm dệt may gia công từ Việt Nam sẽ chịu nhiều bất lợi hơn so với các quốc gia cạnh tranh khác như Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka...với các mức thuế đối ứng thấp hơn. Các DN dệt may Việt Nam có tỷ trọng XK sang Mỹ lớn sẽ chịu ảnh hưởng như: CTCP May Sông Hồng (70%), CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (50%), CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (25%), CTCP Sợi Thế Kỷ (10%).

Nêntiếp cận chiến lược đa chiều

Đứng ở góc độ một DN nội địa có quy mô lớn trong ngành dệt may, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường nói rằng chính sách thuế của Tổng thống Trump là chính sách thuế linh hoạt có thương thảo, do đó các DN xuất khẩu đều đang kỳ vọng Chính phủ có thể đàm phán với Mỹ để giảm các loại thuế đối ứng mà phía Mỹ áp với Việt Nam. 

Theo ông Trường, trong bối cảnh hiện tại, các DN dệt may cần phải bình tĩnh, bởi không chỉ riêng Việt Nam tất cả các quốc gia sản xuất dệt may đều bị áp thuế đối ứng, đồng thời chúng ta cũng phải tính toán lại cán cân thương mại với Mỹ, với ngành dệt may thì có thể gia tăng sử dụng bông Mỹ để giảm cán cân thương mại, đồng thời đáp ứng yêu cầu nguồn gốc xuất xứ khi là quốc gia xuất siêu vào quốc gia này.

Hay như nhóm ngành thủy sản. Phía MBS chỉ rõ hiện nay, các sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực đang có mức ưu đãi về thuế xuất khẩu sang Mỹ như tôm và cá tra, do vậy, việc áp thuế đối ứng ảnh hưởng khá tiêu cực đến các DN trong ngành thủy sản.

Trong văn bản mới đây gửi đến các DN hội viên sau khi Hoa Kỳ thông báo mức thuế nhập khẩu đối ứng tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản (Vasep) đã khuyến nghị các DN không xuất hàng từ ngày 9/4/2025 để tránh mức thuế đối ứng 46% và chờ hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ ngành (nếu có) để quyết định các phương án và kế hoạch XK tiếp theo.

Bên cạnh những diễn biến, nhận định, khuyến nghị nêu trên, theo Ts. Santiago Velasquez, chuyên gia kinh tế thuộc Đại học RMIT, cho rằng mức thuế quan mới của Mỹ đang đẩy DN Việt vào giữa căng thẳng địa chính trị toàn cầu. Mức thuế 46% nếu được áp lên hàng hóa Việt Nam sẽ đặt ra thách thức đặc biệt nghiêm trọng, khiến tình trạng “bị kẹt ở giữa” của Việt Nam càng hiện rõ.

Nói về các lựa chọn chiến lược trong tương lai, Ts. Velasquez nhấn mạnh rằng muốn quản lý hoạt động thành công trong bối cảnh toàn cầu biến động, các DN và lãnh đạo DN phải phát triển tư duy quốc tế mạnh mẽ và tầm nhìn chiến lược.

Còn theo Ts. Đặng Thảo Quyên, chuyên gia kinh tế quốc tế, việc tăng cường khả năng chống đỡ thông qua đa dạng hóa thị trường hiện quan trọng hơn bao giờ hết. DN Việt Nam phải đẩy nhanh nỗ lực khai thác các thị trường thay thế, tận dụng mạng lưới rộng lớn các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các đối tác tại EU, châu Á-Thái Bình Dương và các khu vực khác.

Ts. Quyên cho rằng con đường phía trước cần tới cách tiếp cận chiến lược đa chiều: Đối thoại bền bỉ và khéo léo; đa dạng hóa nhanh chóng các thị trường XK; tiếp tục củng cố nền kinh tế nội địa thông qua các cải cách trong nước; và phát huy khả năng phục hồi mang ý nghĩa chiến lược mà Việt Nam đã thể hiện trong những giai đoạn khó khăn trước đây.

“Bằng cách ứng phó với giai đoạn này một cách chiến lược, Việt Nam có thể giảm thiểu tác động trước mắt và củng cố vị thế năng động của mình trong nền kinh tế toàn cầu”, bà Quyên bộc bạch.

                                                                                 Thế Vinh Bình luận (0)hàng Việthành động của doanh nghiệpbiến động thuế quanthuế đối ứng của Mỹtác động của thuế quan từ Mỹxuất khẩu sang Mỹtác động thuế quan đến xuất khẩutầm nhìn chiến lượcchiến lược của doanh nghiệptiếp cận đa chiềutiếp cận chiến lượcdoanh nghiệp ứng phó với biến động thuế quanxuất khẩu đa dạng thị trườngdoanh nghiệp xuất khẩu vào mỹdoanh nghiệp thủy sảndoanh nghiệp dệt may

Nguồn vnbusiness.vn

Tin Cùng Mục

Tin Mới Nhất

Chờ hành động then chốt gì ở doanh nghiệp trước thế khó thuế quan? - Xã Hội

  • Tin Mới Nhất
  • Đọc Nhiều