Giày dép là vật dụng thiết yếu trong cuộc sống nhưng ít ai có thói quen kiểm tra chúng thường xuyên, trừ khi thấy giày dép hư hại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe thì độ mòn của đế giày dép có thể phản ánh nhiều điều về sức khỏe mỗi người.
Ảnh minh họa.Mòn mặt ngoài đế giày
Mặt ngoài đế giày tức là mặt hướng ra ngoài, gần với tay và vai hơn. Trường hợp phần mặt ngoài đế giày bị mòn nghiêm trọng có thể là dấu hiệu của sự căng quá mức ở bên ngoài gót chân, thường là do gót chân bị lõm khiến trọng lượng dồn về phía bên ngoài bàn chân, gây mòn bên ngoài giày.
Cách đi bộ này dễ dẫn đến bong gân, chấn thương khớp, căng thẳng không đều trong thời gian dài cũng có thể gây hao mòn sụn ngoài của đầu gối, dẫn đến viêm khớp.
Cách đi này còn có thể gây áp lực lên xương hông, gây đau xương lâu dài khi ngồi và đứng, tạo thành cái mà người ta thường gọi là chân hình chữ X.
Mòn mặt trong đế giày
Mặt trong của đế giày dép là mặt đối xứng giữa 2 bàn chân, thường chạm vào nhau khi chụm 2 bàn chân lại.
Nếu một người có xu hướng đi dồn trọng tâm quá nhiều vào mặt trong chân sẽ gây ra mòn mặt trong đế giày. Tình trạng này có thể được gây ra bởi chân vòng kiềng nặng hoặc tình trạng bàn chân phẳng, thường gọi là chân bẹt.
Bàn chân bẹt khiến bàn chân nghiêng vào trong, làm giảm chức năng nâng đỡ của bàn chân và khiến cơ bắp chân phải làm việc quá sức, có thể dẫn đến chuột rút hoặc sưng khớp cổ chân trong, sưng khớp háng bên trong, đau thắt lưng.
Mặt khác, đây cũng có thể là kết quả của dị dạng khớp háng hoặc do xương chậu bị nghiêng về phía trước.
Ảnh minh họa.Độ mòn đế 2 bên giày không đối xứng
Thông thường, độ mòn của đế giày hai bên về cơ bản là giống nhau, nếu có sự khác biệt nghiêm trọng là do lực tác dụng lên đầu gối không đồng đều, phổ biến nhất là bàn chân dài hoặc bàn chân ngắn, hai bên xương chân có độ dài khác biệt nhau. Điều này dẫn tới động tác đi lại sẽ có một chút khác biệt, độ mòn của lòng bàn chân đương nhiên sẽ khác nhau. Lòng bàn chân dài sẽ mòn tương đối ít, trong khi lòng bàn chân ngắn sẽ mòn nhiều hơn do phải chịu lực lớn hơn.
Sự mất cân bằng giữa hai bàn chân này do yếu tố bẩm sinh hoặc có thể liên quan đến nghiêng xương chậu, lệch xương hông, cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nghiêm trọng, các bệnh gây ăn mòn xương khớp…
Mòn đầu mũi giày dép
Hiện tượng mài mòn ở phần đầu đế giày cũng tương đối phổ biến. Đây thường là do bàn chân của người đó tương đối to, trong khi giày lại nhỏ và lực tác động lên bàn chân trước không đồng đều.
Ngoài ra, do tư thế đi sai, dị dạng xương chân, các bệnh gây dày sừng lòng bàn chân như viêm da cơ địa… cũng khiến mòn phần đầu mũi giày. Nếu do giày chật hoặc tư thế đi sai thì chân nhiều khả năng sẽ xuất hiện thêm vết chai, lồi hoặc biến dạng nhỏ ở ngón chân. Điều này hoàn toàn có thể điều chỉnh bằng cách lựa chọn cỡ giày vừa chân và luyện tập chỉnh sửa dáng đi.
Ảnh minh họa.
Trong trường hợp nghiêm trọng, thói quen đi nhón chân gây mòn mũi giày dép có thể là do các bệnh lý nguy hiểm như: loạn dưỡng cơ, bại não, tự kỷ, bệnh tủy sống… nhất là ở trẻ em.
Chính vì vậy, việc đánh giá mức độ mòn của đế giày là quan trọng để kiểm soát vấn đề sức khỏe. Đối với những đôi giày mới mua, nếu độ mòn trong vòng sáu tháng nằm trong khoảng 20% thì đó là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu rút ngắn thời gian này xuống còn 3 tháng, không chỉ là tư thế đi lại có vấn đề mà còn là cơ thể có bất thường, nên đến bệnh viện kiểm tra kịp thời.
--> Vì sao phải giữ ấm bàn chân, đi tất thế nào cho đúng?
Phương Anh (Theo Toutiao)
Nguồn giadinhonline.vn