Sơ cứu cho trẻ bị hóc dị vật
Trẻ bị hóc dị vật biểu hiện ban đầu là ho sặc sụa, khó thở và ú ớ. Việc đầu tiên cha mẹ cần làm là đẩy dị vất ra ngoài càng sớm càng tốt nếu không trẻ có thể bị tử vong do ngạt thở
Cha mẹ cần xem xét trẻ bị hóc dị vật là cái gì, ở độ sâu bao nhiêu. Với trẻ nhỏ bạn nên để con nằm sấp vào đùi mình đàu và cổ được đỡ chắc chắn và đập lòng bàn tay vào giữa xương vai của trẻ
Khi làm theo cách đó mà di vật vẫn không thể ra hãy đặt ngửa bé lên. Đặt đầu bé vào lòng bài ntay, người bé xuống thấp. Dùng tay ấn mạnh và xương ức của bé. Lặp lại quy trình đến khi di vật bị đẩy ra ngoài
Với trẻ lớn hơn đứng sau chúng đặt tay của bạn vào giữa rốn và lồng ngực. Tay còn lại đặt lên trên và kéo mạnh ngược lên. Với những trường hợp nặng cần phải đi gặp bác sĩ ngay lập tức
Sơ cứu khi trẻ bị bỏng
Ngay sau khi trẻ bị bỏng bạn hãy làm lạnh chỗ bỏng bằng nước lạnh khoảng 10 phút để giảm thiểu tối đa sự sưng phồng. Với những vết bỏng có quần áo dính vào thì phải để nguyên vậy tránh trường hợp cởi quần áo ra kéo theo vết bỏng bị bong ra luôn. Sau đó hãy băng bó vết bỏng bằng nilong bọc thức ăn hoặc là vải sạch. Trường hợp vết bỏng quá lớn cần đưa trẻ đi ngay bệnh viện
Trẻ không may bị thương và chảy rất nhiều máu
Khi trẻ bị vết thương sâu chảy nhiều máu hãy rửa sạch tay bạn, đeo găng tay kiểm tra vết thương có bị dính gì vào không. Dùng băng gạc buộc nhanh vết thương và gọi cấp cứu ngay. tuy nhiên không nên quấn quá chặt vết thương để đảm bảo rằng máu vẫn có thể được lưu thông
Sơ cứu cho trẻ bị điện giật
Quan sát và chạm vào trẻ khi nguồn điện đã phải ngắt ra. Nếu buộc phải tiếc xúc với trẻ đế lấy nguồn điện ra hãy đứng lên vật liệu khô hoặc lấy gậy đẩy bé ra khỏi nguồn điện
Kiểm tra xem bé còn thở hay không. Nếu bé bất tỉnh vẫn còn thở hãy sơ cứu tạm thời cho bé. Đặt bé về tư thế hồi phục và giơ tay lên cao hạ xuống thấp giúp bé hô hấp. Vết bỏng về điện dù nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể. Hãy gọi cấp cứu ngay để tránh tổn thương nặng nề
Sơ cứu cho trẻ khi bị chảy máu cam
Cho bé ngồi xuống ngửa đầu về sau để máu không chảy ra nữa. bịt mũi trẻ khoảng 10 phút để bé thở bằng miệng. Giữ nguyên việc bịt mũi cho đến khi máu ngừng chảy. Tuyệt đối không để trẻ nằm ngửa hẳn cổ về phía sau bởi vì máu sẽ chảy vào cổ họng khiến trẻ bị sặc khó thở. Nếu máu không ngưng chảy hãy đưa bé đến ngay bệnh viện để kịp thời cứu chữa
Trẻ bị ngộ độc
Phát hiện trẻ bị ngộ đọc do hít phải chất độc, hay chất tẩy rửa hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.Giữ trẻ ở tư thế ngồi im hạn chế tối đa việc nôn ra của trẻ vì sẽ làm hỏng dạ dày và đường ống của trẻ. Trường hợp trẻ nôn hãy lấy mẫu để bác sĩ biết và phân tích
Sơ cứu khi trẻ bị bong gân
Để trẻ ngồi xuống bọc đá lạnh vào vải sạch và đắp lên chỗ đau 10 phút để giảm tối đa thâm tím. Sau đó đến bệnh viện để chụp chiếu xem tình trạng bong gân nặng hay nhẹ để bác sĩ có cách xử lý
Sơ cứu khi trẻ bị ngã
Trường hợp trẻ bị ngã bất tĩnh hãy quấn chăn cho trẻ rồi gọi bác sĩ ngay sau đó. Trường hợp trẻ vẫn còn thở hãy đặt bé nằm ở tư thế hồi phục. Tìm kiếm dấu hiệu bệnh của trẻ sau đó gọi bác sĩ nếu trường hợp bệnh nặng. Trường hợp trẻ không sao cần theo dõi 48 tiếng sau khi trẻ bị ngã. Trường hợp bất thường chóng mặt, hoa mắt, nôn ói hãy đến bác sĩ ngay lập tức
Sơ cứu khi trẻ bị ngất
Hãy gọi cấp cứu ngay. Trong lúc chờ đợi bố mẹ hãy nâng cằm bé lên ấn trán bé xuống để đầu bé ngửa ra. Kiểm tra hơi thở của bé. Trường hợp khó thở hãy hô hấp nhân tạo cho bé. Sau đó đặt ngón tay lên xương ức của trẻ ấn mạnh để đưa oxy vào phổi bé. Tiếp tục đến khi trẻ thở lại bình thường
>>Công dụng tuyệt vời của bã trà không phải ai cũng biết
>>Viêm da cơ địa: điều trị và phòng tránh
>>Vệ sinh máy giặt thế nào để tránh lây nhiễm nấm, bệnh...?
Nguyên Hồng